banh trung thu ngon cua givral
Những hương vị bánh trung thu ngon của Givral
27 Tháng Bảy, 2018
lời chúc trung thu ý nghĩa
Những lời chúc trung thu ý nghĩa trong đêm trăng rằm tháng 8
31 Tháng Bảy, 2018

Lại một mùa trung thu nữa sắp về, những cửa hàng bánh trung thu dần mọc lên, không khí nao nao khó tả, chắc hẳn sẽ gợi nhớ cho bạn một khoảng trời kí ức tuổi thơ. Vậy bạn hiểu hết được về nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu chưa. Hãy cùng tìm hiểu về ngày lễ đặc biệt này nhé:

Tết trung thu là gì?

tet trung thu

Tết trung thu là một dịp Tết vào giữa mùa thu giúp các gia đình từ khắp nơi trên đất nước có thể trở về quây quần, đoàn tụ bên nhau cùng thưởng thức bánh trung thu thơm ngọt, uống trà nói chuyện, tham gia các hoạt động rước đèn, bày cỗ…

Tết trung thu có tên gọi nào khác?

Tết trung thu có tên gọi nào khác sẽ giúp bạn biết thêm một số tên gọi mang ý nghĩa mà dân gian thường hay gọi vào dịp Trung thu.

Ở nước ta, nếu như mùa xuân có Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, mùa hè có Tết Đoan Ngọ, mùa Đông có Tết Trùng Thập, thì mùa thu chính là ngày Tết Trung Thu, được trẻ em lẫn người lớn vô cùng chờ mong.

Vào ngày này, trẻ em thường được người lớn tặng đồ chơi như đồ chơi, các loại bánh trái cây nhiều màu sắc, được rước đèn lồng, ca những bài hát trung thu và tham gia các hoạt động vui chơi. Vì vậy, ngày nay còn được gọi với cái tên là Tết Thiếu Nhi.

Vì là ngày Tết giúp các thành viên trong gia đình được trở về, quây quần, sum họp bên nhau, cùng chia sẻ tâm sự, những việc đã trải qua, được nhìn những đứa bé nô đùa khắp sân nhà với những chiếc đèn, nên người ta gọi một cái tên khác rất ấm áp là ngày Tết Đoàn Viên.

Trong đêm Trung Thu, mọi nhà đều cùng ngắm trăng, phá cỗ, trẻ em rước đèn và được người lớn kể cho nghe các câu truyện cổ tích về chú Cuội, chị Hằng, cây Đa. Từ đó, Tết Trung Thu còn được gọi là Tết trông Trăng.

Tết trung thu ngày bao nhiêu?

Tết trung thu được tổ chức theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, ngày mà Mặt Trăng lên cao và có hình dáng tròn đầy, chiếu ánh sáng ấm áp vào ban đêm.

Vì theo truyền thống thì trung thu sử dụng lịch âm nên ngày dương lịch mỗi năm sẽ có thể thay đổi qua các năm khác nhau. Tết Trung Thu năm nay sẽ rơi vào ngày 15/08/2019 âm lịch, tức 13/09/2019 dương lịch.

Nguồn gốc tết trung thu

Có rất nhiều nguồn gốc về sự ra đời của tết trung thu, thường gắn với những câu chuyện hấp dẫn huyền ảo, được người lớn kể cho con cháu nghe với màu sắc cổ tích hấp dẫn, độc đáo.

nguon goc tet trung thu

Một số chuyện kể phổ biến nói rằng tết trung thu có nguồn gốc từ thời Đường của Trung Quốc. Lúc nhà vua đi dạo trong vườn vào đêm rằm tháng tám đã bắt gặp một vị tiên và được mời lên mặt trăng tròn và sáng chơi.

Ở trên cung trăng, ngài được thưởng thức những vũ điệu thướt tha của các nàng tiên và khi trở về vẫn lưu luyến cảnh đẹp kỳ diệu nơi đó nên ra lệnh cho dân cả nước bày tiệc và rước đèn. Từ đó việc bày tiệc và rước đèn ngày 15 tháng 8 hàng năm trở thành phong tục trong dân gian.

Nhưng cũng có người nói tết Trung Thu có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng nước ta.

Đến thời điểm này trong năm, khi kết thúc mùa vụ và thời tiết trở nên dịu mát, nhất là vào buổi tối, người nông dân thường sử dụng thời gian nghỉ ngơi để tụ tập lại với nhau để vừa thưởng thức trăng sáng, vừa trò chuyện với nhau.

Từ đó người dân hình thành nên thói quen quây quần với nhau vào ngày này và lâu dần thói quen đó đã trở thành phong tục truyền thống của dân tộc. Sau này, khi người Trung Quốc sang Việt Nam mới biết đến phong tục đó và truyền về nước của họ, rồi lan sang các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Những hoạt động Trung Thu theo phong tục tại Việt Nam

Theo phong tục nước ta, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày mâm cỗ cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trăng (cúng trời đất). Cả hai lần cúng thường là bánh trung thu hay gọi là bánh mặt trăng và nhiều bánh trái, hoa quả nhiều màu sắc sặc sỡ, riêng cỗ cúng trong nhà có thêm đĩa xôi.

hoat dong ngay tet trung thu

Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát, rước đèn lồng, vừa ngắm trăng phá cỗ, xem múa lân. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để mang biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng…

Ý nghĩa của tết trung thu

Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Hoa. Việc phá cỗ trung thu với ý nghĩa mong ước được tiếp thêm sức mạnh của trời đất, để có thể chống lại thiên tai và hy vọng về cuộc sống thuận lợi hạnh phúc.

Phong tục mua quà biếu người thân để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Việt thường tổ chức Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu, với đám múa đi trước người lớn trẻ con đi theo sau. Vì con lân là vật thần thoại, tượng trưng cho điềm lành nên phong tục này mang ý nghĩa may mắn và thịnh vượng.

Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và những người thân đã khuất vào mỗi mùa trung thu.

Ngoài mang ý nghĩa gia đình bình an, khăng khít cho trẻ em và người, đây còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Nếu trăng thu có màu vàng thì năm đó sẽ được trúng mùa, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu

Vào Tết Trung thu, không chỉ rước đèn, đón trăng mà các gia đình đều háo hức cùng nhau phá cỗ. Mâm cỗ Trung Thu truyền thống của người Việt Nam mang ý nghĩa riêng tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

mâm ngũ quả trung thu

mâm ngũ quả trung thu

Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây khác nhau, thông qua tên gọi và màu sắc, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia đình. Ngoài ra, ý nghĩa của “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Ý nghĩa của các loại quả cũng rất thú vị. Quả hồng đỏ mang niềm hy vọng, quả na nhiều hạt đen nhánh mang ước nguyện lộc nở, sinh sôi, quả bưởi tượng trưng điều tốt lành, quả lựu mang tới ngọt ngào, may mắn, dưa hấu, dưa vàng mong cầu bình an…

Theo quan niệm của người xưa, mâm ngũ quả nên đảm bảo nguyên tắc phong phú, sinh động, những loại hoa quả đủ màu sắc, từ gam nóng đến lạnh, có chín, có xanh với màu xanh của quả mang tính âm, trái chín mang tính dương.

Ngày nay người ta đã tạo ra nhiều loại quả với hình dáng con vật ngộ nghĩnh như cá thanh long, nhím lê nho hay chú công bằng bí ngòi … khiến cho mâm quả trung thu trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Một số hình ảnh ngày tết trung thu

hình ảnh ngày tết trung thu 1

hình ảnh ngày tết trung thu 2

hình ảnh ngày tết trung thu 3

hình ảnh ngày tết trung thu 4

hình ảnh ngày tết trung thu 5

hình ảnh ngày tết trung thu 6

hình ảnh ngày tết trung thu 7

hình ảnh ngày tết trung thu 8

hình ảnh ngày tết trung thu 9

hình ảnh ngày tết trung thu 10

hình ảnh ngày tết trung thu 11